Nghiên cứu lâm sàng B Record Plus
Tác giả: Malaguarnera M, Vacante M, Bertino G, Neri S, Malaguarnera M, Gargante MP, Motta M, Lupo L, Chisari G, Bruno CM, Pennisi G, Bella R
Thời gian nghiên cứu: năm 2011
Trung tâm nghiên cứu: Catania, Italy
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21923249
Kết quả nghiên cứu:
Tác giả: Plioplys AV, Plioplys S
Thời gian nghiên cứu: năm 1997
Trung tâm nghiên cứu: Chicago, Hoa Kỳ
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9018019
Kết quả nghiên cứu:
Carnitine là thành phần chính trong việc sản xuất năng lượng ở ty lạp thể. Những rối loạn xảy ra ở ty lạp thể có thể dẫn đến hội chứng mệt mỏi mãn tính. Những nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy rằng ở những người bị Hội chứng mệt mỏi mãn tính có nồng độ carnitine giảm xuống… Khi sử dụng L-carnitine thì có đến 12 đến 18 tham số được nghiên cứu có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực sau 2 tháng điều trị. L-Carnitine là một loại dược phẩm rất an toàn và lành tính giúp cải thiện tình trạng tình trạng của những bệnh nhân bị hội chứng trầm cảm mãn tính.
Tác giả: Dr. Audrius V. Plioplys
Thời gian nghiên cứu: Năm 2008
Trung tâm nghiên cứu: Chicago, Hoa Kỳ
Link nghiên cứu: http://www.karger.com/Article/Abstract/119226
Kết quả nghiên cứu:
Carnitine là thành phần chủ yếu trong sản xuất năng lượng ở ty thể. Rối loạn chức năng ty thể có thể gây nên sự mệt mỏi ở những bệnh nhân bị hội chứng mệt mỏi mãn tính. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 35 bệnh nhân bị Hội chứng mệt mỏi mãn tính, kết quả phân tích cho thấy những bệnh nhân này có hàm lượng carnitine trong huyết tương, carnitine tự do và acylcarnitine đều rất thấp. Hơn nữa, nồng độ carnitine trong huyết tương cao hơn thì khả năng thực hiện chức năng cũng tốt hơn.
Tác giả: Kuratsune H, Yamaguti K, Takahashi M, Misaki H, Tagawa S, Kitani T
Thời gian nghiên cứu: Năm 1994
Trung tâm nghiên cứu: Osaka, Nhật Bản
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8148455?
Kết quả nghiên cứu:
Những bệnh nhân mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính luôn luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức cơ xương. Tuy nhiên, để lý giải việc đau nhức cơ xương này, hiện vẫn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác.
Như ta đã biết, cartinine có vài trò rất quan trọng trong sản sinh năng lượng và điều khiển tỉ lệ hình thành intramitochrondrial để tạo nên đồng enzym A (CoA)/acyl-CoA trong cơ xương.
Thiếu hụt carnitine sẽ gây nên thiếu hụt năng lượng trong cơ thể cũng như sự khác biệt về điều kiện intramitochondrial trong cơ xương cũng chính là nguyên nhân gây nên mệt mỏi, đau nhức cơ, yếu cơ và postexertional malaise. Hơn thế nữa, ta còn thấy nồng độ acylcarnitine trong huyết tương ở bệnh nhân cũng trở về mức bình thường khi chứng mệt mỏi được phục hồi. Vì vậy, kiểm tra nồng độ acylcarnitine rõ ràng là cần thiết để chuẩn đoán cũng như đánh giá mức độ bệnh học của bệnh nhân.
---o0o---
Tác giả: Giulia Gramignano, Maria Rita Lusso, Clelia Madeddu, Elena Massa, Roberto Serpe, Laura Deiana, Giovanna Lamonica, Mariele Dessì, Carla Spiga, Giorgio Astara, Antonio Macciò, Giovanni Mantovani.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2005
Trung tâm nghiên cứu: Monserrato, Italy
Link nghiên cứu: http://www.nutritionjrnl.com/article/S0899-9007(05)00261-3/abstract
Kết quả nghiên cứu:
Mệt mỏi là một triệu chứng có thể thấy ở việc giảm chức năng hằng ngày và những ảnh hưởng xấu đối với chất lượng cuộc sống từ việc hấp thu năng lượng, khả năng hoạt động trí não và tình trạng tâm lý. Đối với những bệnh nhân bị ung thư thì trong quá trình hóa trị và xạ trị sẽ có tác dụng phụ khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi. Trong những nghiên cứu gần đây, việc bổ sung L-carnitine được xem như một bước tiến lớn nhằm cải thiện tình trạng mệt mỏi của những bệnh nhân đang điều trị ung thư.
Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu nhằm kiểm tra sự hiệu quả và tính an toàn của L-Carnitine đối với bệnh nhân bị đang điều trị ung thư và có triệu chứng mệt mỏi càng ngày càng nặng. Kết quả nghiên cứu sẽ dựa trên các thang đo về mất cân bằng oxi hóa, tình trạng dinh dưỡng, biến số thí nghiệm, các gốc oxi hóa, men glutathione peroxidase và các cytokine gây viêm. Từ tháng ba đến tháng bảy năm 2014, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 12 bệnh nhân đang có khối u tiến triển (một nửa trong số bệnh nhân đang ung thư giai đoạn 4). Những bệnh nhân này chỉ thiếu máu nhẹ và nồng độ hemoglobin trong máu cũng không hề thay đổi sau khi sử dụng thêm L-Carnitine. Mỗi bệnh nhân được uống mỗi ngày 6 gam L-Carnitine trong bốn tuần. Và trong thời gian này, các bệnh nhân vẫn áp dụng các phương pháp chữa trị ung thư như bình thường.
Kết quả cho thấy mệt mỏi giảm thiểu đáng kể. Biến số về dinh dưỡng tăng rõ rệt sau khi sử dụng L-Carnitine. Các gốc oxi hóa giảm và men glutathione peroxidase tăng nhẹ, các cytokine gây viêm vẫn giữ nguyên. Sự giảm thiểu mệt mỏi và gia tăng chất lượng cuộc sống cũng như giảm thiểu mất cân bằng về oxi hóa có thể được giải thích bởi sự tăng lên trong trọng lượng cơ thể không tính mỡ khi sử dụng L-Carnitine (Trọng lượng cơ thể không tích mỡ lại là biến số dinh dưỡng quan trọng trong đánh giá sự hao mòn cơ thể của bệnh nhân ung thư). Từ đó thấy được, mệt mỏi và những triệu chứng liên quan là yếu tố quan trọng cấu thành chứng chán ăn tâm lý ở bệnh nhân ung thư.
Tác giả: F Graziano, R Bisonni, V Catalano, R Silva, S Rovidati, E Mencarini, B Ferraro, F Canestrari, A M Baldelli, A De Gaetano, P Giordani, E Testa and V Lai
Thời gian nghiên cứu: Năm 2002
Trung tâm nghiên cứu: Italy
Link nghiên cứu: http://www.nature.com/bjc/journal/v86/n12/abs/6600413a.html
Kết quả nghiên cứu:
Sử dụng thuốc ifosfamide và cisplatin để điều trị bệnh ung thư thường gây mất carnitine qua đường nước tiểu (carnitine là một chất quan trọng trong sản sinh năng lượng cho tế bào). Chúng tôi đã tiến hành khảo sát liệu việc tích trữ carnitine có thể giảm bớt mệt mỏi trong quá trình áp dụng hóa trị ở các bệnh nhân bị ung thư. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng những bệnh nhân có nồng độ carnitine trong huyết tương thấp thường mệt mỏi trong suốt quá trình hóa trị để khảo sát. Riêng những bệnh nhân bị mắc chứng thiếu máu hoặc suy nhược cơ thể sẽ không được đưa vào khảo sát. Mệt mỏi sẽ được đánh giá bằng bảng hỏi đo lường chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân sẽ được uống levo carnitine 4g mỗi ngày, kéo dài trong 1 tuần. Sau một tuần, chứng mệt mỏi được cải thiện đáng kể từ 19,7±6.4 điểm trước khi dùng levo carnitine tăng lên 34±5.4 điểm sau khi sử dụng levo carnitine. Tất cả bệnh nhân đều có nồng độ carnitine trong huyết tương trở về mức bình thường. Từ đó cho thấy, levo carnitine có hiệu quả trong việc giảm thiểu mệt mỏi trong quá trình hóa trị.
---o0o---
Tác giả: Malaguarnera, Gargante MP, Cristaldi E, Colonna V, Messano M, Koverech A, Neri S, Vacante M, Cammalleri L, Motta M.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2008
Trung tâm nghiên cứu: Catania, Italy
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17658628
Kết quả nghiên cứu:
Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thường gặp ở người già tuy nhiên vẫn có khá ít phương pháp để chữa trị dứt điểm mệt mỏi. Vì vậy để xác định tính hiệu quả, lành tính và tình trạng thể chất lẫn nhận thức của người già khi sử dụng acetyl L-Carnitine, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 96 người già có độ tuổi từ 71-88 tuổi. Những người này đều đạt từ bốn tiêu chuẩn chính trở lên trong thang Holmes và từ sáu tiêu chuẩn phụ trong thang Fukuda trở lên. Mệt mỏi sẽ được đánh giá theo thang điểm của Wessely và Powell. Cuối kì điều trị, ta có được kết quả sau:
Tên nghiên cứu: Sử dụng L-Carnitine trong điều trị mệt mỏi thể chất và tinh thần và gia tăng chức năng nhận thức của người già trăm tuổi bằng phương pháp thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên.
Tác giả: Malaguarnera M, Cammalleri L, Gargante MP, Vacante M, Colonna V, Motta M
Thời gian nghiên cứu: Năm 2007
Trung tâm nghiên cứu: Catania, Italy
Link nghiên cứu: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18065594
Kết quả nghiên cứu:
Những người sống đến trăm tuổi thường khá yếu, giảm thiểu sức khỏe tinh thần, đi lại cũng chậm chập hẳn cũng như không còn bền bỉ như thời trẻ. L-Carnitine là một chất quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá sử hiệu quả của L-Carnitine trong chữa trị chứng mệt mỏi thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức ở người già trăm tuổi.
Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên, bệnh nhân được phân chia nhận levo carnitine và thuốc giả có hình dáng mùi vị y chang L-Carnitine nhưng lại không hề có tác dụng sinh lý gì đến bệnh nhân, bác sĩ và y tá cũng sẽ không biết bệnh nhân được nhận thuốc giả hay thật để đảm bảo tính khách quan. 66 người cao tuổi bị mệt mỏi đã tham gia vào nghiên cứu này, họ được chia làm 2 nhóm một nhóm nhận 2g levo carnitine mỗi ngày nhóm còn lại nhận thuốc giả placebo. Hiệu quả của nghiên cứu được đo lường bằng tổng trọng lượng mỡ, tổng trọng lượng cơ bắp, tỉ lệ chất béo triacylglycerol trong huyết thanh, tổng hàm lượng cholesterol, hàm lượng cholesterol có lợi (HDL), hàm lượng cholesterol có hại (LDL), chỉ số MMSE, hoạt động sống hằng ngày và bài kiểm tra đi bộ 6 phút.
Kết quả đạt được tro ng quá trình nghiên cứu:
Nghiên cứu trên chỉ ra rằng việc uống levo carnitine sẽ giúp giảm tổng trọng lượng mỡ, tăng trọng lượng cơ bắp cũng như giảm thiểu mệt mỏi và cả thiện chức năng nhận thức, từ đó giúp tăng cường khả năng hoạt động thể chất và nhận thức.---o0o---
Mua hàng TẠI ĐÂY