Proxeed Plus làm giảm sự phân mảnh DNA và tăng cơ hội có thai

Phân mảnh DNA là gì?

Phân mãnh DNA là sự phân tách hay phá vỡ chuổi DNA thành từng đoạn nhỏ. Các nam giới có bất thường về di động của tinh trùng thường có mức phân mảnh DNA rất cao (Belloc S, 2014). Sự phân mãnh DNA là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới và liên quan đến tình trạng đột biến gen và ung thư sau này.

Khoảng 30% đến 80% trường hợp vô sinh hiếm muộn vô căn được cho là do tác động tổn thương của các tác nhân oxy hóa (Tremellen 2008). Các tác động này xảy ra khi các gốc oxi hóa (reactive oxygen species - ROS) tăng quá cao trong tinh dịch dẫn đến mất cân bằng oxi hóa (oxidative stress – OS) và làm tổn thương các tế bào tinh trùng.

ROS tăng cao dẫn đến mất cân bằng oxy hóa và gây tổn thương tinh trùng và gây vô sinh ở nam giới theo 2 cơ chế: 

  • (1) gây tổn thương màng tinh trùng, do đó làm giảm khả năng di động và khả năng thụ tinh của tinh trùng; 
  • (2) gây tổn thương ADN của tinh trùng dẫn đến giảm khả năng thụ tinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi sau khi thụ tinh.

Tăng ROS có thể làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi và thai nhi sau này. Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy mất cân bằng oxy hóa (oxidative stress) là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên sự phân mảnh ADN tinh trùng. 

Sự phân mảnh DNA của tinh trùng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình hình thành tinh trùng tại tinh hoàn, trong mào tinh hay sau khi xuất tinh. Hiện tương phân mảnh có thể xảy ra ở chuỗi đơn hay chuỗi đôi DNA:

  • Tổn thương chuổi đơn thì dể sữa chữa, và có tiên lượng tốt hơn
  • Tổn thương chuỗi đôi là loại tổn thương nặng nhất có thể sẽ kích hoạt quá trình chết tế bào; hoặc gây bất thường nhiễm sắc thể  như đứt gãy nhiễm sắc thể, mất đoạn nhiễm sắc thể, sự chuyển vị trí hoặc sự sắp xếp lại trật tự bộ gen khác.

Tinh trùng có độ phân mãnh cao cũng có thể tiến hành thụ tinh với trứng nhưng sự phát triển của phôi sẽ bị ngưng lại trước khi đến giai đoạn cấy ghép vào tử cung/ làm tổ ở thành tử cung và kết quả là sẩy thai. Độ phân mảnh DNA của tinh trùng có mối liên hệ mật thiết sự thất bại thụ thai bình thường hay nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IVF hay ICSI). Tỷ lệ phân mảnh càng tăng thì tỷ lệ sầy thai cũng tăng theo. Tỷ lệ phân mãnh DNA của tinh trùng và cơ hội có thai là mối quan hệ có tính tỷ lệ nghịch.

Tinh trùng không có cơ chế để sửa chữa các tổn thương DNA xảy ra trong quá trình vận chuyển và lưu trữ trong mào tinh hoặc sau khi xuất tinh. Nhưng trứng đã thụ tinh và phôi giai đoạn sớm có khả năng sửa chữa một số bất thường DNA tinh trùng. Sửa chữa DNA là hoạt động đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu cuộc sống của bào thai. Quá trình này được tiến hành ngay tức khắc sau khi thụ tinh và cho đến khi hợp tử phát triển ở giai đoạn 4-8 tế bào để bào đảm ngăn ngừa đột biến gen xảy ra, bảo đảm sự nguyên vẹn của cấu trúc di truyền cho quá trình phát triển về sau. 

Tùy vào mức độ phân mảnh mà việc sữa chữa có thể có 3 tình huống: 

  • Trứng không đủ khả năng sữa chữa các hư tổn thì sự phát triển phôi và quá trình làm tổ của phôi thai sẽ thất bại hoặc gây sẩy thai. Đây là những tổn thương không có khả năng hồi phục. 
  • Đối với những tổn thương có khả năng hồi phục nghĩa là trứng đã thụ tinh sẽ tiến hành sữa chữa trước khi xảy ra quá trình phân chia tế bào đầu tiên và tinh trùng này có thể cho ra đời những đứa con bình thường khỏe mạnh.
  • Tình huống xấu nhất, là chỉ sữa chữa một phần -> con sinh ra sẽ có những bất thường. Theo các báo cáo cho thấy 80% bất thường nhiễm sắc thể có nguốn gốc từ bố.

Nếu như những tổn thương của DNA là do tác động từ các yếu tố bên ngoài làm thay đổi quá trình hình thành nhân tế bào, sai lệch sao chép DNA, và bất thường trong tổ hợp nhân trong quá trình hình thành hợp tử thì việc sữa chữa sẽ được tiến hành bởi các RNAm và sự tích lũy protein có sẵn trong noãn trước khi trứng rụng. Nếu bản thân noãn không có khả năng sữa chữa hay không thể trình diện bộ gen chính xác trong hợp tử trước khi tiến hành phân chia lần thứ nhất thì phôi sẽ chết. Điều này chứng tỏ rằng tế bào trứng chỉ cho phép thể hiện bộ gen được sữa chữa ở mức độ cao nhất và chỉ cho phép dung nạp bộ gen có độ phân mãnh thấp nhất.

Trứng sau khi thụ tinh chỉ có khả năng sữa chữa nếu tổn thương DNA < 8% và cũng phụ thuộc vào loại tổn thương là chuỗi đơn hay chuỗi đôi. Sự thụ tinh của noãn bào với tinh trùng có sự phân mãnh DNA nặng nề ở chuỗi đôi hầu như không thể sửa chữa và sự phát triển của bình thường của phôi và bào thai thường khó được thực hiện.

Nam giới có tỷ lệ sự phân mảnh ADN tinh trùng càng cao thì tỷ lệ thụ thai tự nhiên càng thấp. Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, phân mảnh ADN còn có nguy cơ cao bị đột biến gen ở thế hệ con cái liên quan đến bệnh tật khác nhau.

Để giảm thiểu sự phân mảnh ADN dẫn đến thiệt hại về tinh trùng đó là thay đổi lối sống tích cực, giảm stress, bỏ hút thuốc lá, loại bỏ các yếu tố gây bệnh và tăng cường bổ sung các chất chống oxy hóa nhằm lấy lại sự cân bằng các ROS trong cơ thể. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung hợp chất gồm Carnitin, Fructose, Selen, Vitamin B, Coenzym-Q10, Vitamin C trong thời gian từ 4-6 tháng giúp giảm rõ tỷ lệ phân mảnh DNA của tinh trùng và đồng cũng làm tăng số lượng & khả năng di động tiến tới của tinh trùng giúp tăng cơ hội có con tự nhiên cũng như sự thành công của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Proxeed Plus chứa L-Carnitine và các chất chống oxy hoá giúp nam giới cải thiện được các chỉ số tinh trùng: độ tiến tới, số lượng, mật độ tinh trùng, giảm tỷ lệ phân mảnh để tạo tinh trùng khoẻ mạnh cũng như tăng cơ hội có con tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

  1. Ho Manh Tuong. MEASUREMENT OF SEMEN REACTIVE OXYGEN SPECIES (ROS)AND SPERM DNA FRAGMENTATION IN DIAGNOSISAND TREATMENT OF MALE INFERTILITY. Research Center for Genetics ADN Reproducitve Health,School of Medicine, Vietnam National University-HCM
  2. Marín et al. Types, Causes, Detection and Repair of DNA Fragmentation in Animal and Human Sperm Cells. Int. J. Mol. Sci. 2012, 13, 14026-14052.
Chia sẻ: