Mất ngủ, stress, trầm cảm tác động lên hệ miễn dịch - Giải pháp để cải thiện và tăng cường chất lượng cuộc sống

Từ khi bắt đầu dịch Corona từ Vũ Hán, Trung Quốc cho đến nay đã có nhiều khuyến cáo từ các chuyên là sức đề kháng của từng cá nhân là một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định sống còn. Các Bác sĩ tại Vũ Hán đã ngả gục mặc dù họ nắm tất cả kiến thức chẩn đoán và các phương tiện điều trị, họ đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa bởi họ lăn xả vào công việc chăm sóc một lượng lớn các bệnh nhân đến kiệt sức trong khi họ lại không có đủ thời gian để nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ.

Thực vậy giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ miễn dịch và chất lượng cuộc sống chúng ta rất lớn

Thiếu ngủ làm suy yếu khả năng xử lý, tư duy và sự kiểm soát cảm xúc của bộ não, nằm tại vùng vỏ não trước trán, và hạt hạnh nhân (amygdalia). Điều này dẫn đến việc khó tập trung và  xử lý cảm xúc một cách bất thường. Mất ngủ hoặc ngủ ít làm giảm phóng thích các hormone tăng trưởng, và thay vào đó hình thành sự dư thừa các hóa chất gây căng thẳng (STRESS), như norepinephrine và cortisol, là một yếu tố dự báo tăng cân ở người lớn và trẻ em. Giảm 1 giờ thời gian ngủ/ngày có liên quan đến việc tăng 0,35 kg (kg) trọng lượng cơ thể. Những thay đổi này dẫn đến tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, đột quỵ do tim mạch và tai biến. Các rối loạn về chức năng cảm xúc và khả năng suy nghĩ có thể thấy được như :

  • Giảm xu hướng suy nghĩ tích cực

  • Tâm trạng xấu, giảm khả năng giải quyết vấn đề

  • Khuynh hướng nghiêng về tư duy mê tín và ma thuật

  • Không khoan dung và ít đồng cảm với người khác

  • Kiểm soát bản năng kém

Những người thiếu ngủ thường cảm thấy không có giá trị, bất lực, thất bại, lòng tự trọng thấp, hiệu suất công việc kém, xung đột với đồng nghiệp và giảm chất lượng sống. Một phần lớn tình trạng này vẫn còn ngay cả khi dung caffeine để duy trì sự tỉnh táo. Cuối cùng, những người thiếu ngủ có những điểm số cao hơn trên thang đo lường trầm cảm, lo lắng và hoang tưởng. Có thể gây tai nạn nghiêm trọng, giảm năng suất công việc/ học hành và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của một cá nhân. Mặc dù mất ngủ thi thoảng không đáng lo, nhưng thiếu ngủ kéo dài có thể vấn đề nghiêm trọng. Không có thay thế cho giấc ngủ phục hồi.

Thiếu ngủ ngoài ra còn làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể và tăng khả năng phát triển các bệnh lý mãn tính.

Về cơ bản, ngủ không đủ giấc sẽ làm ta dễ bị nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm và ho. Giấc ngủ ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Có rất nhiều chứng cứ về vai trò của giấc ngủ và nhịp sinh học trên chức năng miễn dịch của chúng ta.

Các nghiên cứu cho thấy nồng độ interleukin-7 (IL-7) trong huyết thanh tăng đáng kể trong khi ngủ. IL-7 giúp tạo ra các tế bào miễn dịch như tế bào T và tế bào B. Các tế bào T đóng góp vào phản ứng miễn dịch của cơ thể khi xuất hiện một vật ngoại lai lạ hoặc có hại. Các tế bào miễn dịch này nhận diện mầm bệnh sau đó kích hoạt integrin, là một loại protein cho phép các tế bào T gắn kết vào tế bào lạ và xử lý mục tiêu. Một giấc ngủ có chất lượng có thể thúc đẩy các tế bào T chống lại nhiễm trùng, bằng cách tăng cường khả năng gắn kết và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virút hoặc các yếu tố gây bệnh khác.

Những chất chủ vận thụ thể có tính chất ức chế phản ứng kích hoạt miễn dịch là adrenaline và noradrenaline, các chất tiền viêm là prostaglandin E2, D2 và adenosine. Tác giả Stoyan Dimitrov, nhận thấy trong nhiều tình trạng bệnh lý, như u đang hoạt động, sốt rét, tình trạng thiếu oxy và stress đều có sự hiện diện của các phân tử trên. Do đó, chính lộ trình này có thể góp phần vào sự ức chế miễn dịch.

Giấc ngủ có thể tăng cường đáp ứng của tế bào T do nồng độ adrenaline và prostaglandin có xu hướng giảm trong khi ngủ.  Dimitrov và nhóm nghiên cứu đã lấy tế bào T từ một số tình nguyện viên có ngủ và một số người vẫn còn thức. Họ thấy rằng các tế bào T của người có ngủ có mức độ kích hoạt integrin cao hơn so với các tế bào tương tự được lấy từ những người trong trạng thái thức giấc.

Ngoài ra giấc ngủ giúp thay đổi sự cân bằng của IL-10 và IL-12 (cả hai đều liên quan đến sự điều hòa hệ thống miễn dịch và sự phát triển của các tế bào miễn dịch) để tăng hiệu quả của toàn bộ các phản ứng miễn dịch thích nghi.  Và trong khi ngủ, các tế bào miễn dịch như bạch cầu đơn nhân, tế bào NK (natural killer) và tế bào lympho giảm, nhưng ban ngày, sau giấc ngủ ngon, nồng độ các tế bào này tăng cao hơn đáng kể so với những người không ngủ đêm trước.

Như vậy để phục hồi giấc ngủ có rất nhiều phương pháp từ tránh dùng các chất kích thích như trà càfe, tăng cường tập luyện, thiền tịnh, thì có thể dùng những chất dinh dưỡng hoặc những dược dinh dưỡng bổ sung có tác dụng tích cực trên não bộ, có tính chống oxy hóa đặc biệt ở những người bị stress quá mức.

Sử dụng những vitamin nhóm B hoặc những khoáng chất vi lượng như Magnesium đều có tác dụng tốt cho hệ thần kinh tuy nhiên có một số axit amin có tác dụng đặc hiệu trên hệ thần kinh, mà đôi khi dinh dưỡng chúng ta không cung cấp đủ hoặc nhu cầu tăng cao trong tình trạng stress. Hiện có thể tham khảo sản phẩm B Record Plus, từ châu Âu. B Record Plus có thành phần gồm:

- Vitamin B12 có đặc điểm cải thiện tích cực tư duy, nhận thức và

- Các axit amin như Serine, glutamine, carnitine, arginine. GLutamin, Carnitin ngoài việc góp phần tạo năng lượng còn giúp xây dựng các khối protein cần thiết tạo kháng thể khi tình trạng stress làm suy giảm miễn dịch.

Tác dụng tích cực của phân tử Carnitin trên não bộ cũng được ghi nhận ở trẻ em bị hội chứng tăng động thiếu tập trung (ADHD: attention deficit hyperactivity disease), đây là hội chứng mà trong đó người ta thấy tế bào não có sự khiếm khuyết biến dưỡng glucose và do đó thiếu năng lượng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy ở những trẻ này mức độ axit amin trong máu thấp ảnh hưởng đến toàn bộ biến dưỡng và làm mất quân bình dẫn truyền thần kinh, đặc biệt của L-DOPA, là tiền chất của serotonin, dopamine, và norepinephrine.

- Đặc biệt chất Serine, một thành phần độc đáo của B Record Plus

* có tính giảm căng thẳng

* giúp tế bào não chuyển hóa glucose

*  sửa chữa màng tế bào não bị lão hóa hoặc bị tổn thương

* khôi phục acetylcholine là chất dẫn truyền thần kinh vô cùng quan trọng cho trí nhớ

* kích thích sản xuất dopamine có tính cải thiện trầm cảm, thiếu tập trung

* làm giảm lượng cortisol dư thừa, nguyên nhân gây stress và

* cuối cùng cũng cải thiện miễn dịch.

B Record Plus có tác dụng kích hoạt sự thành lập chất GABA, cần thiết để hệ thần kinh bớt kích động và trở nên êm dịu, trút bớt lo lắng căng thẳng, đưa vào giấc ngủ tự nhiên dễ dàng, và từ đó cải thiện hệ miễn dịch chúng ta hoạt động tối ưu, nhất là đối với những người trung niên và cao tuổi là những đối tượng nguy cơ cao trong mùa dịch. Những nghiên cứu về sử dụng B Record Plus thấy kết quả rất tốt ở những người cao tuổi có tình trạng sa sút trí tuệ, giảm sinh lực, có tình trạng suy nhược tinh thần (Ref: Malaguarnera).

Nguồn Assopharma và tham khảo

- Arnold LE, Amato A, Bozzolo H, et al. Acetyl-L-carnitine (ALC) in attention-deficit/hyperactivity disorder: a multi-site, placebo-controlled pilot trial. J Child Adolesc Psychopharmacol. 2007;17(6):791–802. doi:10.1089/cap.2007.018

- Hulsmann WC, Dubelaar ML, Lamers JMJ, Maccari F. Protection by acyl-carnitines and phenylmethylsulfonyl fluoride of rat heart subjected to ischemia and reperfusion.  Biochim Biophys Acta 1985;847(1):62-6

- Todd RD, Botteron KN. Is attention-deficit/hyperactivity disorder an energy deficiency syndrome?. Biol Psychiatry. 2001;50(3):151–158. doi:10.1016/s0006-3223(01)01173-8

- Virmani A, Binienda Z. Role of carnitine esters in brain neuropathology. Mol Aspects Med.  2004 25(5-6) 533-49.

https://www.sleepfoundation.org/articles/how-sleep-affects-your-immunity

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2562046

- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2675254/

- L-Carnitine treatment reduces severity of physical and mental fatigue and increases cognitive functions in centenarians: a randomized and controlled clinical trial 1–3. Mariano Malaguarnera,Lisa Cammalleri, Maria Pia Gargante, Marco Vacante, Valentina Colonna, and Massimo Mott. Am J Clin Nutr2007;86:1738 – 44

- Cobalamin Supplementation Improves Cognitive and Cerebral Function in Older,

- Cobalamin-Deficient Persons Dieneke Z. van Asselt, Jaco W. Pasman, Henk J. van Lier, Dick M. Vingerhoets, Petra J. Poels, Yolande Kuin, Henk J. Blom, and Willibrord H. Hoefnagels Journal of Gerontology:MEDICAL SCIENCES The Gerontological Society of America 2001, Vol. 56A, No. 12, M775–M77

Chia sẻ: