Cần cải thiện tinh trùng trước khi có con hay thụ tinh nhân tạo?

Bạn đã cố gắng rất nhiều để có con, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra. Có thể bạn đã bị ít tinh trùng. Nhưng đừng quá lo lắng. Thực sự thì đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Và rất đơn giản để kiểm tra chuyện ấy là chỉ cần tiến hành test kiểm tra chất lượng tinh trùng. Đây là test cực kỳ đơn giản. Nếu số lượng tinh trùng của bạn được ghi nhận là < 15 triệu/ml, thì đích thực bạn đã rơi vào tình trạng thiểu tinh. Khi bạn không có đủ tinh trùng, thì cơ hội tiếp cận và thụ tinh với trứng sẽ ít hơn. Điều này có thể dẫn đến trở ngại về khả năng sinh sản của bạn.

Một vấn đề khác cũng gây trở ngại không kém cho việc thụ tinh là chất lượng tinh trùng kém. Ngay cả nếu như bạn có số lượng tinh trùng bình thường, nhưng các tinh trùng không đủ khỏe mạnh để hoàn thành cuộc hành trình qua âm đạo, đến cổ tử cung, tử cung và sau đó đi đến vòi trừng để gặp gỡ trứng, thì sự thụ thai cũng sẽ không thành. Hay nói cách khác nếu tinh trùng không đủ khỏe mạnh , bạn sẽ gặp khó khăn khi thụ thai. 

Do đó bạn cần cải thiện cả về mặt số lượng và chất lượng tinh trùng trước khi có con hay trước khi tiến hành làm thụ tinh nhân tạo.

Như chúng ta đều biết: tinh trùng là loại tế bào đặc biệt rất dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như: môi trường sống, lối sống, thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn uống, bệnh tật và cả các thuốc điều trị bệnh.

Hầu hết các yếu tố nêu trên đều làm tăng nồng độ các gốc oxy phản ứng (ROS) hay còn gọi là các gốc tự do phản ứng trong cơ  thể hay trong tinh dịch và trong tế bào tinh trùng. Sự tăng quá mức ROS bên trong tế bào sẽ gây nên tình trạng stress oxy hóa và dẫn đến tổn thương DNA, protein và lipid là các chất cần thiết cơ bản để tạo tinh trùng và hậu quả là tạo ra những tinh trùng kém chất lượng không có khả năng sinh sản. Những bất thường về gen hay DNA là cũng là nguyên nhân thường thấy ở những trường hợp đã đậu thai nhưng không giữ được thai phát triển khi đến khi sinh.

Cho dù ngày nay đã có nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, tuy nhiên sự thành công của hỗ trợ sinh sản cùng tùy thuộc phần nhiều vào chất lượng tinh trùng mà ta chọn lọc được. Tinh trùng chất lượng kém (đứt gãy DNA, dị dạng, thiếu năng lượng để hoạt động) thì kết quả tạo phôi, và đậu thai cũng thấp.

Do đó, dựa trên nhiều kết quả nghiên cứu ngày nay người ta thấy việc bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể với hàm lượng hợp lý sẽ giúp tăng rõ rệt số lượng tinh trùng, tăng bảo vệ DNA của tinh trùng không bị đứt gãy. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng có con bằng cách tự nhiên hay nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Theo 2 nghiên cứu của tác giả Lenzi và cộng sự -2004, và Xin Zhou cùng cộng sự -2007, khi sử dụng L-carnitin (2g/ ngày)+ Acetyl L carnitin (1g/ngày) cho các nam giới bị ít tinh trùng và tinh trùng bị dị dạng. Sau 6 tháng bổ sung thì số lượng tinh trùng tăng rõ rệt, và cải thiện cả chất lượng tinh trùng (bao gồm giảm số tinh trùng dị dạng, tăng khả năng di động tiến tới của tinh trùng). Do đó giúp cải thiện tỷ lệ có con các nam giới bị vô sinh hay khó có con.

Năm 2017, Mimic và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu khi dùng Proxeed Plus (hỗn hộp các chất chống oxy hóa gồm L-carnitine, Propionyl-L-Carnitin, Acetyl-L-Carnitine với tổng hàm lượmg carnitin  3,500mg/ngày phối hợp với Coenzym –Q10, Selen, kẽm , vitamin B, C cho các nam giới bị yếu và ít tinh trùng vô căn đã giúp  giảm rõ rệt sự phân mãnh DNA của tinh trùng, đồng thời tăng rõ rệt khả năng di động tiến tới của tinh trùng sau  6 tháng sử dụng.

Như vậy để có thai kỳ thành công, bạn cần dành thời gian từ 3-6 tháng để cải thiện chất lượng tinh trùng, để tạo ra lứa tinh trùng hoàn toàn khỏe mạnh, dũng mãnh tham gia cuộc hành trình đầy cam go từ cổ tử cung đến tai vòi và hoàn thành sứ mệnh thụ tinh vẻ vang của mình.

Phối hợp sử dụng các thành phần nêu trên để có hiệu quả bảo vệ cao nhất. Bạn có thể tìm thấy hiệu quả đáng tin cậy và an toàn ở sản phẩm Proxeed Women dành riêng cho phụ nữ và Proxeed Plus dành riêng cho nam giới, đây là 2 dòng sản phẩm chuyên giúp cải thiện chất lượng trứng & tinh trùng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam nữ

Tài liệu tham khảo:

    1. https://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/guide/sperm-count#1
    2. S. Micic (Uromedica Polyclinic, Belgrade, Serbia) et al. Accepted for presentation at ESHRE 2016 - 2017 and ASRM 2016.
    3. Xin Zhou et al. Asia Pac J Clin Nutr 2007;16 (Suppl 1):383-390
    4. Andrea Lenzi,et al. FERTILITY AND STERILITY VOL. 81, NO. 6, JUNE 2004
Chia sẻ: