Tại sao tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng ngày càng cao

Trên thế giới: tỷ lệ hiếm muộn ngày càng gia tăng nhanh trong 2 thập kỷ nay (trung bình từ 6-12%), Tỷ lệ khó thụ thai tính trên tổng số cặp vợ chồng mong muốn có con là ¼.

Theo nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành cho thấy:  tỷ lệ vô sinh trên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, trong đó khoảng 50% là các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30.

Theo xu hướng phát triển của xã hội, phụ nữ thường có khuynh hướng sinh con trong độ tuổi 30-40 vì muốn dành nhiều thời gian để ổn định kinh tế, để phát triển sự nghiệp và nhiều lý do khác. Tuy nhiên việc này lại dẫn đến bất lợi là khi tuổi của phụ nữ càng tăng thì khả năng sinh sản càng giảm, và đặc biệt giảm nhanh ở phụ nữ sau 35. Khả năng mang thai, cơ hội có thai có mối liên quan mật thiết đến sự tổn thương bào quan ty thể trong noãn. Khi tuổi sinh sản càng tăng thì chất lượng và số lượng bào quan của ty thể trong noãn sẽ kém đi, kéo theo suy giảm chất lượng noãn, tăng tỷ lệ noãn có nhiễm sắc thể bất thường (chủ yếu là lệch bội nhiễm sắc thể) và hậu quả là giảm khả năng có thai và sinh con. Ngay cả khả năng thành công khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm cũng giảm do chất lượng noãn kém. Do đó, việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe tiền sinh sản là vấn đề cấp thiết và quan trọng cho những cặp vợ chồng muốn sinh con tự nhiên hay bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Nguyên nhân gây vô sinh thường gặp ở nữ giới:

  • Chu kỳ rụng trứng không đều
  • Tắc nghẽn vòi trứng
  • Lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân thường gặp ở nam giới là giảm chất lượng tinh trùng.

Bệnh tật (đái tháo đường, ung thư, viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm các cơ quan sinh dục), thuốc lá, các thuốc sử dụng, ô nhiễm và bức xạ môi trường đã làm tăng cao nồng độ các gốc oxy hóa trong cơ thể, cũng như trong bào quan ty thể.

Sự tăng quá mức các gốc oxy hóa trong bào quan ty thể sẽ làm cho màng tế bào kém ổn định, đặc biệt là tinh trùng và trứng; gây tổn thương DNA ty thể. Một khi ty thể bị hư hại làm cho tế bào thiếu năng lượng để hoạt động. Noãn và các tinh tử hoặc phôi thiếu năng lượng để tiến hành các hoạt động giảm phân và gián phân một cách hoàn chỉnh dẫn đến một số bất thường trong tế bào chất cũng như bộ nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia tế bào và kết cục chung là khó có thai, hoặc phôi mang bộ nhiễm sắc thể bất thường hoặc phôi giảm khả năng làm tổ, và đưa đến nguy cơ dễ sẩy thai.

Ty thể cũng là nơi tạo ra nhiều các gốc oxy hóa và cũng là đối tượng bị tổn thương và hư hại bởi các gốc oxy hóa phản ứng. Sự đột biến các DNA của ty thể do stress oxy hóa không những gây tổn hại đến chuỗi hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến quá trình tạo năng lượng của tế bào mà còn gây tăng thêm các gốc oxy hóa bên trong tế bào cũng như trong bào quan ty thể. Điều này sẽ tạo ra một vòng lẩn quẫn dẫn đến suy giảm mức năng lượng trong tế bào và cuối cùng là gây chết tế bào. 

Tuổi càng cao, khả năng phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ & bệnh tật ngày càng cao.

Theo thống kê các cặp vợ chồng vô sinh thì có khoảng 25% là vô sinh tự phát không rõ nguyên nhân. Đối với những trường hợp này thì việc điều trị đa số dựa trên kinh nghiệm và theo 2 hướng dùng hormone và dùng các chất chống oxy hóa. Ngày nay, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung Carnitin và các chất chống oxy hóa giúp cải thiện rõ rệt chất lượng tinh trùng cũng như chất lượng trứng nhằm gia tăng cơ hội có thai tự nhiên cũng như có thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh và hiếm muộn.

Phối hợp sử dụng các thành phần nêu trên để có hiệu quả bảo vệ cao nhất. Bạn có thể tìm thấy hiệu quả đáng tin cậy và an toàn ở sản phẩm Proxeed Women dành riêng cho phụ nữ và Proxeed Plus dành riêng cho nam giới, đây là 2 dòng sản phẩm chuyên giúp cải thiện chất lượng trứng & tinh trùng và hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam nữ.

Tài liệu tham khảo:

1/ http://www.nhs.uk/Conditions/Infertility/Pages/Introduction.aspx

2/ Mitochondria playing role in Apoptosis and Oxidative stress. http://www.discoverbiotech.com/wiki/-/wiki/Main/Mitochondria+playing+role+in+Apoptosis+and+Oxidative+stress;jsessionid=C2FA3D447D129F7D355FFF3E3893D296

3/ JH Jung and JT Seo. Empirical medical therapy. Clin Exp Reprod Med 2014;41(3):108-114

Chia sẻ: